TP HCMSở Tài Nguyên và Môi Trường đề xuất các quận, huyện, TP Thủ Đức chủ động bố trí quỹ đất trống trên địa bàn để làm nhà tái định cư.
Kiến nghị này được Sở Tài nguyên và Môi trường gửi thành phố, nhằm đảm bảo quỹ đất, nhà tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho các dự án.
Theo cơ quan quản lý, khó khăn lớn nhất khiến việc bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án chậm trễ do nhiều địa phương thiếu chủ động trong chuẩn bị quỹ đất ở để bố trí tái định cư. Hệ quả là khi giải phóng mặt bằng làm dự án, địa phương không có quỹ đất cho tái định cư tại chỗ, buộc bố trí nhà ở cho người dân tại khu vực khác.
"Việc bố trí tái định cư như trên là chưa phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng người dân, không đúng nguyên tắc và gây khó khăn trong bồi thường, hỗ trợ", Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá.
Thực tế này xảy ra tại một số dự án cấp bách cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng tại TP HCM. Chẳng hạn, dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm (Bình Thạnh và Gò Vấp) thiếu quỹ đất ở, nên những hộ dân thuộc diện giải tỏa phải tái định cư tại 16 khu đất, nhà ở rải rác các quận Bình Thạnh,á gà thomo 4 9 2024 quận 10, c trng quận 12, xsmb tra cu TP Thủ Đức.
Hay dự án bờ Bắc kênh Đôi (quận 8), người dân được bố trí tái định cư tại 8 khu đất khác nhau thuộc quận 8, Bình Tân, Tân Phú và huyện Bình Chánh.
Do đó, Sở đề xuất 21 quận, huyện,go88 play TP Thủ Đức lên kế hoạch rà soát quỹ đất sử dụng lãng phí, khu đất trống, quỹ đất công, các khu cho thuê không đúng mục đích để làm nhà tái định cư. Việc này giúp đảm bảo tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải ngân và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án.
Khu dân cư trên khu vực dự án kênh Đôi, quận 8, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Sở Xây dựng sẽ là đơn vị chủ trì, cùng Sở Tài Nguyên và Môi Trường, các đơn vị liên quan đưa ra trình tự, thủ tục lập và thực hiện dự án tái định cư. Các cơ quan quản lý có trách nhiệm báo cáo tiến độ thực hiện cho thành phố.
TP HCM có kế hoạch di dời 6.500 căn nhà trên kênh rạch tới năm 2030. Tuy nhiên, tới hết quý II thành phố mới di dời được 983 căn, tức đạt 15% kế hoạch.
Hiện thành phố triển khai một số dự án trọng điểm, cấp bách cần phê duyệt ngay phương án bồi thường, tái định cư để giải ngân, như dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2, cải tạo rạch Xuyên Tâm, dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi...
Việc đẩy nhanh giải phóng mặt bằng số dự án này sẽ góp phần thúc đẩy giải ngân vốn công trên địa bàn. Hiện TP HCM có khoảng 63.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được giải ngân.
Phương Uyên - Lê Tuyết