Binh lính Nga đứng cạnh xe bán tải quân sự được treo cờ Nga, khi họ chuẩn bị sơ tán khỏi thành phố Qamishli, đông bắc Syria hôm 12-12 - Ảnh: AFP
Kể từ khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, sự hiện diện của Nga tại Syria rơi vào tình trạng bất ổn. Nhiều người cho rằng Hayat Tahrir al-Sham (HTS), nhóm hùng mạnh nhất trong số những nhóm đối lập đã lật đổ chính quyền của cựu tổng thống Assad ở Syria, sẽ đẩy lực lượng Nga ra khỏi nước này.
Theo tạp chí Economist, hai bên hiện đã bắt đầu bước vào đàm phán. Một nguồn thạo tin của HTS tiết lộ Damascus và Matxcơva đang trao đổi một cách thực tế nhất về mối quan hệ của Syria và Nga trong tương lai.
Nga và lực lượng đối lập Syria bí mật đàm phán?HTS đã thừa nhận rằng họ có thể sẽ cho phép Nga giữ lại một số hoặc toàn bộ căn cứ của mình. Họ cũng có thể sẽ tôn trọng hợp đồng thuê cảng Tartus của Nga.
Cảng Tartus, nơi đặt căn cứ hải quân của Nga, nằm cách căn cứ Khmeimim khoảng 80km về phía nam. Điều đó đồng nghĩa với việc Nga vẫn có thể tiếp cận căn cứ hải quân nước sâu duy nhất của họ ở Địa Trung Hải.
Bên cạnh đó HTS cũng thừa nhận họ không có khả năng dẫn độ ông Assad về Syria.
Hồi năm 2015, Matxcơva đã can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria để hỗ trợ ông Assad ở thời điểm chính quyền Assad gần như sụp đổ.
á gà thomo 4 9 2024 tương lai nước Nga bỏ ngỏ - Ảnh 1." title="" loading="lazy" width="100%" height="auto">Nga liên lạc với phe nổi dậy, c trng muốn duy trì 2 căn cứ quân sự ở SyriaĐỌC NGAYĐổi lại, xsmb tra cu Tổng thống Nga Vladimir Putin được trao quyền kiểm soát một số căn cứ quân sự quan trọng. Trong đó, hai căn cứ quân sự quan trọng nhất là khu căn cứ quân sự T4 ở sa mạc Homs và căn cứ không quân Khmeimim.
Hơn nữa phía Matxcơva đã ký vào bản hợp đồng thuê cảng Tartus trong 49 năm. Nga đã hiện diện tại khu vực cảng này từ những năm 1970.
Kể từ khi chế độ của cựu tổng thống Assad sụp đổ, máy bay vận tải của Nga vẫn tiếp tục chở các quan chức dưới quyền ông Assad, bao gồm các cựu bộ trưởng cũng như thành viên, họ hàng của gia đình ông Assad và gia đình Makhlouf, một họ hàng của cựu tổng thống Syria, với mức phí cao.
Trong những ngày gần đây, lực lượng trên bộ của Nga tại Syria đã buộc phải phối hợp với HTS khi các căn cứ của Matxcơva tại Syria bị lực lượng đối lập bao vây.
Một quan chức của HTS cho biết một số căn cứ đang cạn kiệt lương thực và nước, trong khi rác thải ngập ngụa khắp nơi. Hiện HTS vẫn đảm bảo an ninh để các đoàn xe của Nga di dời khỏi khu căn cứ không quân 4T để đến căn cứ Khmeimim.
Nga đã nói rằng họ sẽ hỗ trợ nhân đạo cho Syria để đổi lấy việc tiếp tục được duy trì lực lượng tại căn cứ hải quân Tartus và căn cứ không quân Khmeimim.
Tuy nhiên các nhà lãnh đạo mới của Syria cho biết các hỗ trợ nhân đạo mà Matxcơva hứa là không đủ, bởi họ mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế với Nga để có thể có ít nhất một đường kết nối với thế giới bên ngoài.
Trong khi Nga và các nhà lãnh đạo mới của Syria vẫn chưa thể thống nhất thì Ukraine - quốc gia đối địch với Nga - đã đề nghị hỗ trợ lúa mì cho dân Syria.
Theo giới quan sát, các nhà lãnh đạo mới của Syria phải đối mặt với những quyết định khó khăn, bởi các quan chức HTS đang mong muốn cân bằng mối quan hệ của Damascus với các quốc gia đang cạnh tranh nhau tranh giành ảnh hưởng ở bên ngoài.
HTS không muốn liên kết chặt chẽ với bất kỳ một bên nào, nhưng đồng thời cũng mong muốn có được sự công nhận từ cộng đồng quốc tế. Đối với họ, sự cô lập của chính quyền Taliban ở Afghanistan là "tấm gương" trước mắt.
Tương lai nào cho Nga?Trong cuộc họp báo kéo dài một giờ được truyền hình trực tiếp với các quan chức quân sự cấp cao hôm 16-12, Tổng thống Putin không nhắc đến tình hình ở Syria, mà chỉ tập trung khẳng định việc giành chiến thắng ở chiến trường Ukraine là ưu tiên hàng đầu.
Cho đến nay Nga vẫn chưa lên tiếng về lực lượng đồn trú tại Syria, kể từ sau khi chính quyền của cựu tổng thống Assad sụp đổ.
Trả lời báo New York Times, ông Anton Mardasov, một chuyên gia phân tích quân sự ở Matxcơva, nhận định sự sụp đổ của cựu tổng thống Assad là một chủ đề “đầy đau đớn” hiện tại ở Nga.
Theo ông Mardasov, cho dù có phải thu hẹp quy mô lực lượng thì kịch bản tốt nhất cho Matxcơva hiện nay là sự hiện diện quân sự tại căn cứ không quân Hmeimim và căn cứ hải quân Tartus ở Địa Trung Hải.
Vị này cho biết thêm tình hình hiện tại ở Syria có khả năng bất ổn đến mức Nga không thể triển khai vũ khí có khả năng mang hạt nhân ở Syria, kể cả sau khi đã đạt được thỏa thuận giữ lại các căn cứ của mình ở quốc gia Trung Đông này.
Thực tế những ngày qua Nga dường như đã thu hẹp sự hiện diện của mình. Các đoàn xe chở quân đồn trú trên khắp Syria được trông thấy đang rút dần về hai khu căn cứ Hmeimim và Tartus.
Tuần trước, hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy các thiết bị quân sự của Nga đã được đóng gói để đưa lên máy bay đưa về hai khu căn cứ quân sự nói trên.
Các chuyên gia cho biết viễn cảnh này sẽ không thể đáp ứng được mong muốn phô trương sức mạnh quân sự ở trước ngưỡng cửa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Tổng thống Nga Putin.
Các máy bay ném bom có khả năng mang hạt nhân của Nga đã thực hiện nhiệm vụ huấn luyện tại Syria từ năm 2021. Theo giới quan sát, đây được xem như dấu hiệu cho thấy ông Putin chính thức xem sự hiện của quân đội Matxcơva ở Syria là thành trì trong cuộc xung đột toàn cầu giữa Nga và phương Tây.
“Nga đã mất 100% những tiền đồn đe dọa khu vực sườn phía nam của NATO rồi. Ngay cả khi họ có thể duy trì được sự hiện diện ở đó thì điều này cũng chỉ còn là một biểu tượng”, ông Mardasov nói.